Làm sao để nhận biết bạn đang bị trầm cảm? Những dấu hiệu trầm cảm phổ biến là gì? Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.8% (tương đương 280 triệu) dân số bị trầm cảm, trong đó 5% ở người lớn, 5,7% ở người trên 60 tuổi. Trầm cảm ở mức nặng có thể dẫn đến tự sát. Hơn 700.000 người chết vì tự tử mỗi năm, cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 ở lứa tuổi 15-29. [1]

“Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”.

Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.

  1. Nguyên nhân:

Cho đến nay nguyên nhân trầm cảm chưa được rõ, có thể có sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tương tác qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hóa, tình huống xã hội, quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (di truyền, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon…).

Một số yếu tố nguy cơ gây khởi phát trầm cảm bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, sau sinh, sau đột quỵ, đang mắc các bệnh lý đau mạn tính…

  1. Test trầm cảm:

Câu 1): Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày: Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc…). CÓ/KHÔNG

Câu 2) Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong hầu như tất cả mọi hoạt động. CÓ/KHÔNG

Câu 3) Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn so với mọi ngày. CÓ/KHÔNG

Câu 4) Mất ngủ hay ngủ quá mức. CÓ/KHÔNG

Câu 5) Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan. CÓ/KHÔNG

Câu 6) Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng. CÓ/KHÔNG

Câu 7) Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày. CÓ/KHÔNG

Câu 8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán. CÓ/KHÔNG

Câu 9) Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần. CÓ/KHÔNG

Nếu đáp án là CÓ >= 5, kéo dài ít nhất hai tuần bàn nên đi khám tại các sở y tế (Phòng khám chuyên khoa Tâm thần kinh)

  1. Điều gì xảy ra nếu bị trầm cảm
    • Trầm cảm và nguy cơ tự sát: trầm cảm là yếu chính dẫn đến tự tử [2]. Tuyệt vọng sâu sắc khiến người bệnh nghĩ đến cái chết để thoát khỏi nỗi đau. Người bị trầm cảm thường không cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Nếu bạn có người thân và bạn bè có các dấu hiệu cảnh báo như: nói về việc tự sát hay làm hại bản thân, thể hiện cảm giác tuyệt vọng hay mắc kẹt bởi vấn đề gì đó, có mối bận tâm bất thường đến việc chết, hành động liều lĩnh và nguy hiểm, gọi điện cho người thân để nói lời tạm biệt, sắp công việc theo thứ tự như cho đi tài sản quý giá, giải quyết vấn đề một cách thờ ơ, đột ngột từ người đang suy sụp trở nên bình tĩnh và hạnh phúc… Nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên, bạn nên cởi mở nói chuyện, tỏ sự quan tâm chân thành với họ và tìm kiếm người thân giúp đỡ. [3]
    • Có thể mắc chứng mất trí nhớ.
    • Có thể dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc đau mãn tính.
  2. Điều trị trầm cảm
    • Theo hướng dẫn của chuyên gia Tâm lý, Bác sĩ Tâm thần tại các cơ sở y tế uy tín.
    • Đôi khi có người lắng nghe bạn cũng đã giảm trầm cảm rất nhiều.

–Tổng hợp–

Write your comment Here