1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH

Phần lớn đều cho rằng thấp tà độc tập kích vào phần biểu, xâm nhập vào cơ da, miệng mũi hoặc trực tiếp tấn công vào phần lý gây cản trở công năng của phế tỳ (bế phế khốn tỳ), từ đó bức bách tới các tạng khác với tốc độ truyền biến rất nhanh, có thể hóa nhiệt, biến táo, thương âm… gây ra ứ, thoát [5], [6].

  • “Thủ tiên phạm phế” – vị trí phát bệnh đầu tiên ở phế. Do mũi là khiếu của phế, lệ khí của ôn dịch rất dễ thông qua đường mũi mà xâm nhập vào tạng phế. Phế vệ cảm phải tà độc dịch lệ, mất chức năng tuyên phát và túc giáng, thấp độc lan tràn tại phế làm cho phế khí ủng trệ thậm chí thượng nghịch gây ra ho. “Khí bất nhiếp tân”, khi phế vệ tổn thương, chức năng thông điều thủy đạo rối loạn, âm dịch tại phế biến hóa sinh đàm thấp, dần gây đàm thấp nội trở thậm chí khí âm ngoại thoát [9].
  • Nguồn nhân gây bệnh vào cơ thể theo hướng thuận truyền: Ở các bệnh nhân mắc Covid-19 giai đoạn đầu ngoài các biểu hiện lâm sàng như sốt, mệt mỏi, ho khan, đầy tức ngực thường xuất hiện các triệu chứng của đường tiêu hoá kèm theo như buồn nôn, nôn, đau bụng, đại tiện phân nát…[5], [7]. Hoặc nghịch truyền: thấp nhiệt dịch độc từ bên ngoài không chỉ xâm nhập vào phế mà còn trực tiếp xâm phạm vào tâm bào. Do tính độc của tà khí quá mạnh (cực thịnh), vượt quá khả năng phòng ngự của cơ thể làm cho chính khí tổn thương/hư yếu tương đối so với tà khí hoặc do bản chất người bệnh chính khí hư nhược (người cao tuổi, người có thể trạng yếu, mắc nhiều bệnh lý nền…), chính không thắng được tà, tà độc xâm phạm, đại khí hạ hãm. “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư” làm cho Tâm Phế cùng hư suy (suy tuần hoàn, suy hô hấp) gây chứng tâm dương ngoại thoát với các biểu hiện nói lảm nhảm, lú lẫn, hôn mê, chân tay lạnh, vã mồ hôi, lưỡi co rút, mạch vi tuyệt… thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời [5], [7].

2. ĐIỀU TRỊ:

Thời kỳ đầu (khởi phát)

Đây là giai đoạn mà người bệnh có biểu hiện sớm các triệu chứng của Covid-19 và cũng là giai đoạn mà YHCT điều trị có hiệu quả nhất [2], [5], [9]. Trong giai đoạn này, YHCT lấy khứ tà làm pháp điều trị chủ yếu do có thể phòng ngừa bệnh tình chuyển biến sang các giai đoạn tiếp theo, hạn chế tiến triển nặng hơn [5].

  • Biểu hiện lâm sàng chủ yếu: sốt, mệt mỏi, sợ gió, gai rét, sợ lạnh, ít ra mồ hôi hoặc không có mồ hôi, ho khan không có đờm hoặc cảm giác tức nặng vùng ngực, khát, đầu lưỡi đỏ, rêu trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch phù sác [2], [5].
  • Phép trị: Tân lương giải biểu, thanh nhiệt tuyên phế, thanh nhiệt giải độc.
  • Bài thuốc: Ngân kiều tán gia giảm (ôn bệnh điều biện)

Kim ngân hoa 30g,Liên kiều 15g, Cát cánh 10g, Hạnh nhân 10g, Sài hồ    20g

Tang diệp      10g

Triết bối mẫu 10g

Bạc hà (hậu hạ)         10g

Bản lam căn  15g

Quán chúng  10g

Tiền hồ          10g

Ngưu bàng tử            10g

Lô căn           15g

Cam thảo       5g

Các thời kì sau: kết hợp YHHĐ

3. PHÒNG BỆNH

Bên cạnh các biện pháp dự phòng chủ động đối với người bệnh, thuốc YHCT điều trị dự phòng Covid-19 cũng rất được coi trọng. Từ xa xưa YHCT đã nêu quan điểm không nên điều trị khi đã phát bệnh mà nên điều trị ngay từ khi chưa có bệnh để cho thấy vai trò của điều trị dự phòng [2], [5]. Căn cứ diễn biến thực tế trên lâm sàng, có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc sau:

– Ngọc bình phong tán: Sinh Hoàng kỳ          36g, Bạch truật        12g, Phòng phong   12g.

Bài thuốc có tác dụng ích khí cố biểu. Có thể tán bột uống ngày 3 lần, mỗi lần 10 – 15 gam hoặc sắc uống

ngày một thang chia 3 lần [2]. Bài thuốc này phù hợp với những người có thể chất hư nhược.

– Thanh nhiệt giải độc kháng dịch phương:

Kim ngân hoa 15g, Liên kiều         10g, Quán chúng     10g

Bản lam căn    10g, Sơn chi ma      10g.

Sắc uống ấm ngày 2 lần, mỗi ngày 1 thang, có thể dùng liên tục trong 1 tuần. Bài thuốc này phù hợp với những người có thể chất nội nhiệt [5].

– Phương hương bài uế kháng dịch phương:

Thương truật   10g, Quán chúng     10g, Thạch xương bồ          10g, Hoắc hương    10g

Sắc uống ấm ngày 2 lần, mỗi ngày 1 thang, có thể dùng liên tục trong 1 tuần. Bài thuốc này phù hợp với những người có thể trạng hàn thấp [5].

4. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM: TIÊU ĐỘC BẢO LONG

Thành phần: Cho 1 viên nang cứng 500 mg: Kim ngân hoa 300 mg; Liên kiều 300 mg; Bạc hà 180 mg; Ngưu bàng tử 180 mg; Đạm đậu sị 150 mg; Cam thảo 150 mg; Cát cánh 120 mg; Kinh giới tuệ 120 mg; Đạm trúc diệp 120 mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.

Tác dụng: Tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc.

Chỉ định: Tiêu phong độc, trị mụn nhọt, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt kèm phát sốt, sợ phong hàn nhức đầu, ho, khô miệng, họng đau.

DÙNG ĐIỀU TRỊ COVID-19 giai đoạn đầu (khởi phát).

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2022). Cổng thông tin điện tử moh.gov.vn. Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

2. Bộ Y tế (2020). Công văn số 1306/BYT – YDCT ngày 17/3/2020

về việc phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS -Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền.

3. Bộ Y tế (2021). Công văn số 490/YDCT-QLY ngày 28/5/2021 về việc sử dụng thuốc và các phương pháp Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do COVID-19 trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh Y học cổ truyền.

4. Bộ Y tế (2022). Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

5. 显明 (2021). 谈新型冠状病

毒肺炎的中医辨证论治. 广西中医药, 44 (6), 1-3.

Phương  Hiển  Minh  (2021),

“Trung y biện chứng luận trị bệnh viêm phổi cấp tính do virus SARS- CoV-2”. Tạp chí Trung y dược Quảng Tây, 44 (6), 1-3.

6. 艾香英, 罗纯, (2020). 广州市新型冠状病毒肺炎中西医结合治疗疗效. 中国热带医学, 20 (8),746-750.

Ngải Hương Anh, La Thuần và cộng sự (2020). “Hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi cấp tính do virus SARS-CoV-2 bằng Trung Tây y kết hợp tại Thành phố Quảng Châu”. Tạp chí Y học nhiệt đới Trung Quốc, 20 (8), 746-750.

7. 赵则阔, 训涛, 陈少丽 (2020).

新型冠状病毒肺炎之伤寒与温病辨析. 上海中医药杂志, 54 (7), 5-9.

Triệu Tắc Khoát, Suy Huấn Đào, Trần Tiểu Lệ (2020), “Phân tích bệnh viêm phổi cấp tính do virus SARS-CoV-2 từ góc độ Thương hàn và Ôn bệnh”. Tạp chí Trung y dược Thượng Hải, 54 (7), 5-9.

8. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2012).“Ngoại cảm thông trị”. Hải Thượng y tông tâm lĩnh, NXB Y học, Hà Nội, 163-166.

9. 苗青, 丛晓东, 王冰 (2020).

型冠状病毒肺炎的中医认识与思考. 中医杂志, 66 (4), 286-288.

Miêu Thanh, Hiểu Đông, Vƣơng

Băng (2020), Nhận thức của Trung y về bệnh viêm phổi cấp tính do virus SARS-CoV-2. Tạp chí Trung y, (4), 286-288.

10. Bộ Y tế (2021). Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán  và  điều  trị  COVID-19.

Write your comment Here